Chương 1 : Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
Tóm tắt nội dung :
Triết học :
- Ra đời từ thực tiễn.
- Do nhu cầu thực tiễn.
- Có nguồn gốc nhận thức.
- Có nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc nhận thức :
Tư duy con người đã đạt tới trình độ :
- Trừu tượng hóa.
- Khái quát hóa.
- Hệ thống hóa để xây dựng thành học thuyết, lý luận.
Nguồn gốc xã hội :
- Triết học ra đời khi xã hội phân chia giai
cấp.
- Có sự phân chia giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
- Tầng lớp trí thức ít nhiều đã được trọng vọng.
Quan niệm phương Đông và phương Tây về Triết học :
Triết học ở phương Đông và phương Tây gần như ra đời cùng một
thời gian khoảng từ thế kỉ VIII - TK VI TCN.
Ở phương Tây, Triết học có nguồn gốc từ Hy Lạp;
Có nghĩa là - yêu thích (Philos) - sự thông thái ( Sophia).
Ở phương Đông cổ đại :
+ Ở Trung Quốc :
Người ta dùng từ "Triết" - để chỉ hệ thống tư duy
- Là sự truy tìm bản chất của đối tượng
- Triết học chính là trí tuệ
+ Ở Ấn Độ :
Người ta dùng thuật ngữ "Darsana" cũng để chỉ hệ thống tư duy triết
học là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
" Darsana " là gì ?
Darsana nghĩa là - chiêm ngưỡng - tri thức dự trên lý trí - con
đường suy ngẫm để dắt con người đến lẽ phải.
Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu Triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức của con người,
nó tồn tại với tư cách một hình thái ý thức xã hội.
Khái niệm Triết học là gì ?
Triết học là hệ
thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người
trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vấn đề đối tượng của Triết học trong lịch sử :
Thời cổ đại:
Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới.
Song:
- Triết học phương Đông thiên về con người và xã hội.
- Triết học phương Tây thiên về giới tự nhiên.
* Khái lược về triết học :
- Triết học xuất hiện từ lúc nào, trong hoàn cảnh nào, đó đâu mà có; những khái niệm về Triết học qua những xuyên suốt lịch sử.
- Triết học nghiên cứu những đối tượng nào, thông qua đó đem lại cho con người những lợi ích và hiêu biết gì.
- Thế giới quan là gì, thế giới quan có cấu trúc gồm những nhánh nào, các loại hình của thế giới quan hay nó liên hệ với Triết học như thế nào ?
- Các đặc điểm của trí thức triết học, các nhánh của triết học như Siêu hình học, Tri thức luận và Giá trị luận nghiên cứu những vấn đề nào của cuộc sống.
- Đối tượng mà triết học nhắm đến để nghiên cứu đã thấy đổi theo thời gian như thế nào.
* Vấn đề cơ bản của Triết học :
- Có phải vấn đề mà triết học luôn tìm lời giải không bảo giờ có lời giải cuối cùng.
- Hai mặt của vấn đề cơ bản của Triết học là gì, chúng đã phân chia và tạo nên các chủ nghĩa và trường phái ra sao.
* Biện chứng và Siêu hình :
- Khái niệm của phép Biện chứng và siêu hình trong lịch sử hình thành.
- Sự khác nhau giữa biện chứng và siêu hình .
- Phép biện chứng và siêu hình có những hình thức nào.
- Sự thấy đổi về nội dung của 2 phương pháp theo thời gian diễn ra như thế nào.
Sau đây là sơ đồ tư duy tổng kết chương 1 :
Cảm ơn các bạn đã đón xem !
0 Nhận xét